Chúng tôi xin chia sẻ để Quý khách hàng tham khảo, hạn chế rủi ro pháp lý liên quan đến tranh chấp giữa các thành viên công ty.


Chúng tôi vừa tham gia giải quyết một vụ việc: Công ty có 2 thành viên, mỗi người quản lý một mảng kinh doanh của công ty. Sau một thời gian hoạt động: Một mảng thì phát triển, doanh thu lớn, mảng còn lại thì không có lãi, các báo cáo không rõ ràng, đặc biệt là về tài chính, thu chi, yêu cầu giải trình thì giải trình không đầy đủ, nhiều khoản không có chứng từ. Hai thành viên không thể đàm phán dc phương án giải quyết nên đã mời luật sư. Noahlaw đã tham gia và giải quyết xong vụ việc này.

Khi các bạn kết hợp với các đối tác để thành lập công ty, không ai muốn có sự mâu thuẫn, bất đồng xảy ra vì việc này sẽ ảnh hướng lớn tới hoạt động doanh nghiệp của bạn. Tuy nhiên, trên thực tế tranh chấp giữa các thành viên công ty là một trong những rủi ro pháp lý mà nhiều doanh nghiệp phải đối mặt. Các tranh chấp này có thể phát sinh do bất đồng về quyền lợi, cách thức quản lý công ty, phân chia lợi nhuận hoặc các quyết định quan trọng liên quan đến sự phát triển của công ty. Nhiều khách hàng của công ty chúng tôi: các cổ đông không thể giải quyết được mẫu thuẫn, phải kiện nhau ra toà. Những tranh chấp này nếu không được giải quyết kịp thời và hợp lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động của doanh nghiệp, gây mất đoàn kết trong nội bộ, thậm chí có thể dẫn đến việc đình trệ công việc, gián đoạn quá trình kinh doanh.

Giải pháp các bạn có thể tham khảo để hạn chế các rủi ro này như sau:
• Thứ nhất: Khi thành lập doanh nghiệp, các bạn bên lựa chọn đối tác phù hợp: Muốn đi chặng đường dài với nhau thì các thành viên công ty phải đồng lòng, cùng chí hướng, cùng nhau nỗ lực để hướng mục tiêu chung là phát triển doanh nghiệp của mình; cần xác định rõ vai trò của các thành viên công ty ngay từ đầu. Tuỳ vào điều kiện, hoàn cảnh của từng người mà phân bổ vai trò cho họ phù hợp, gắn với vai trò là quyền lợi và nghĩa vụ tương ứng, rõ ràng. Các bên có thể xác lập thoả thuận hợp tác trước khi thành lập doanh nghiệp để làm căn cứ.
• Thứ hai: Các doanh nghiệp cần xây dựng bộ tài liệu quản trị hoạt động của doanh nghiệp đầy đủ, đúng pháp luật, như: Điều lệ, các nguyên tắc, quy định, quy trình hoạt động của doanh nghiệp đảm bảo rằng công ty có các quy định rõ ràng về vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền lợi và nghĩa vụ của các cán bộ, nhân viên công ty, các hoạt động được vận hành đúng quy tắc.
• Một vấn đề nữa rất quan trọng là: Doanh nghiệp cần phải có cơ chế giám sát hoạt động kinh doanh: sao cho có thể dễ dàng giám sát chéo được các công việc của các thành viên công ty; Cơ chế kiểm tra có thể thực hiện dễ dàng, báo cáo thường xuyên, rõ ràng, minh bạch. Khi phát hiện ra bất kỳ sự bất thường nào phải lập tức đưa ra giải quyết.
Trường hợp, Nếu các thành viên công ty xảy ra bất đồng trước tiên phải thiện chí ngồi lại cùng nhau phân tích để giải quyết, áp dụng các quy định, quy tắc để xem xét các quyền và trách nhiệm. Nếu không thể đàm phán, thoả thuận được, mà quyền và lợi ích của các bạn bị xâm phạm thì các bạn có thể đưa vụ việc ra cơ quan có thẩm quyền giải quyết, nhưng trước đó thì các bạn nên thu thập các tài liệu chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Nếu các bạn cần tư vấn chi tiết vui lòng liên hệ với Noahlaw.