Những ngày gần đây, dư luận đang xôn xao trước thông tin ông Lê Tùng Vân, chủ cơ sở Tịnh Thất Bồng lai lợi dụng hình thức tu sĩ Phật giáo để trục lợi, vi phạm đạo đức và pháp luật.

Trong hàng loạt tội danh của ông Lê Tùng Vân đang phải đối mặt, thì có lẽ, tội loạn luân của ông này là khiến người dân bức xúc và phẫn nộ nhất.

Vậy, tội loạn luân là gì, ông Lê Tùng Vân sẽ phải chịu án phạt như thế nào khi vi phạm tội này.

Xin mời quy vị và các bạn cùng Tư vấn luật DLS tìm hiểu vấn đề này.

Là hành vi có tính chất nguy hiểm cao cho xã hội, xâm phạm đến đạo đức xã hội chủ nghĩa cũng như có khả năng để lại di truyền có hại cho sự phát triển về sức khỏe và trí thông minh của thế hệ sau, loạn luân được quy định là một tội phạm trong Bộ luật hình sự, và hình phạt đối với người phạm tội này khá nghiêm khắc. Vậy loạn luân là gì? Quy định của pháp luật hiện nay về hình phạt đối với tội loạn luân theo quy định của pháp luật hiện nay như thế nào ? Tư vấn luật DLS sẽ giúp bạn giải đáp những thắc mắc xoay quanh vấn đề pháp lý này:

Thứ nhất, về cơ sở pháp lý :

Điều 184 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về tội loạn luân như sau:

"Điều 184. Tội loạn luân

Người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Thứ hai, các dấu hiệu cấu thành tội phạm:

(1) Mặt khách quan của tội phạm

- Hành vi khách quan :

Người phạm tội loạn luân là người có hành vi giao cấu với người có dòng máu trực hệ, với anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Người có dòng máu trực hệ là cha, mẹ đối với con; ông bà đối với cháu nội và cháu ngoại.

Đối với những người tuy có quan hệ giữa cha, mẹ đối với các con; giữa ông bà với cháu nội, cháu ngoại, nhưng đó không phải là người có dòng máu trực hệ thì cũng không thuộc đối tượng điều chỉnh của tội loạn luân, như: giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa bố chồng với con dâu; giữa mẹ vợ với con rể; giữa bố dượng với con riêng của vợ; giữa mẹ kế với con riêng của chồng. Mặc dù những người này Luật hôn nhân gia đình cấm kết hôn nhưng do không phải là người có dòng máu trực hệ nên việc giao cấu với nhau giữa những người này không phải là hành vi loạn luân, tùy thuộc vào trường hợp cụ thể mà người có hành vi giao cấu có thể bị xử phạt hành chính (nếu có sự thỏa thuận) hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm và cưỡng dâm (nếu bị ép buộc hoặc cưỡng bức).

Việc giao cấu giữa những người có dòng máu trực hệ, giữa anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha là sự thỏa thuận, đồng tình của hai người; Không có dấu hiệu dùng vũ lực hoặc cưỡng ép và được thực hiện với người từ đủ 16 tuổi trở lên.

- Hậu quả:

Hậu quả của hành vi loạn luân là những thiệt hại do việc giao cấu giữa người có cùng dòng máu trực hệ; giữa anh chị em cùng cha mẹ; giữa anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Những thiệt hại này chủ yếu là thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của chính người phạm tội.

Ngoài ra, những hành vi loạn luân còn gây ra thiệt hại về tinh thần cho những người thân của người phạm tội, đồng thời gây thiệt hại cho xã hội về thuần phong mỹ tục, truyền thống văn hóa, đạo đức dân tộc.

Tuy nhiên, hậu quả của tội loạn luân không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, cho dù hậu quả như thế nào thì tội phạm cũng đã hoàn thành từ khi hai người thực hiện hành vi giao cấu.

(2) Mặt chủ quan của tội phạm

Tội loạn luân được thực hiện với lỗi cố ý, tức là, người phạm tội phải biết rõ người kia có cùng dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha với mình, nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội nhưng vẫn mong muốn thực hiện

Trên thực tế có những trường hợp vô ý, không biết người quan hệ với mình có cùng dòng máu trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha với mình. Những trường hợp này không thỏa mãn yếu tố về mặt chủ quan để cấu thành tội loạn luân.

(3) Chủ thể của tội phạm:

Người phạm tội là người từ đủ 16 tuổi trở lên, có đầy đủ năng lực hành vi, năng lực chịu trách nhiệm hình sự và có quan hệ huyết thống với người thuận tình giao cấu với mình.

Chú ý: Trường hợp hai bên đều thỏa mãn dấu hiệu năng lực trách nhiệm hình sự và dấu hiệu độ tuổi nói trên thì những người này đều là chủ thể của tội loạn luân.

(4) Khách thể của tội phạm

Hành

Khách thể của tội loạn luân là sự phát triển bình thường của giống nòi và xu hướng tình dục lành mạnh của một nhóm người chưa thành niên Theo tài liệu về y học thì những người cùng dòng máu trực hệ mà giao cấu với nhau mà có con thì đứa con sinh ra sẽ bị quặt quẹo, thậm chí quái thai, dị tật.

Ngoài ra, tội loạn luân còn xâm phạm đến thuần phong mỹ tục, đến hạnh phúc gia đình.

Thứ ba, hình phạt đối với tội loạn luân

Hiện nay, theo Điều 184 của Bộ luật Hình sự năm 2015 chỉ quy định duy nhất một hình phạt chính đối với tội loạn luân là phạt tù có thời hạn.

Theo quy định này, nếu người nào giao cấu với người mà biết rõ người đó cùng dòng máu về trực hệ, là anh chị em cùng cha mẹ, anh chị em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.

Có thể thấy, tội phạm gây hậu quả lớn cho gia đình, xã hội nên hình phạt phải chịu chỉ có hình phạt tù. Ngoài ra, tùy từng trường hợp cụ thể, phụ thuộc vào thủ đoạn thực hiện hành vi loạn luân hay độ tuổi của người cùng thực hiện hành vi loạn luân, hành vi ấy có thể đồng thời xâm phạm đế khách thể khác như sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Bộ luật hình sự năm 2015 quy định tổng cộng có 06 trường hơp phạm tội có yếu tố loạn luân, bao gồm 01 tội loạn luân thuộc Chương các tội xâm phạm chế độ hôn nhân và gia đình và 05 tội xâm hại tình dục có tính chất loạn luân thuộc Chương Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người. Đặc điểm giống nhau của những tội phạm này ở chỗ đều là hành vi tình dục có yếu tố loạn luân :

Trong trường hợp tuy hành vi giao cấu giữa những người nói trên là thuận tình, nhưng nếu hành vi đó được thực hiện đối với trẻ em từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, thì không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội loạn luân mà phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội giao cấu với trẻ em (điểm c khoản 2 Điều 145 Bộ luật Hình sự 2015),

Trong trường hợp hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực, lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm (điểm e khoản 2 Điều 141 Bộ luật Hình sự 2015)

Nếu hành vi loạn luân kèm theo dấu hiệu lợi dụng quan hệ lệ thuộc khiến bên kia phải miễn cưỡng cho giao cấu, thì tuỳ trường hợp người thực hiện hành vi đó phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cưỡng dâm (điểm d khoản 2 Điều 143 Bộ luật Hình sự 2015) hoặc tội cưỡng dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 144 Bộ luật Hình sự 2015);

Trong mọi trường hợp hành vi loạn luân được thực hiện đối với trẻ em dưới 13 tuổi, thì người thực hiện hành vi loạn luân phải bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội hiếp dâm trẻ em (điểm a khoản 2 Điều 142 Bộ luật Hình sự 2015).

Khi quyết định hình phạt cụ thể cho người phạm tội, Tòa án không chỉ căn cứ vào quy định trên mà còn cân nhắc tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi phạm tội, mà còn xét cả về nhân thân người phạm tội, các tình tiết giảm nhẹ và tăng nặng trách nhiệm hình sự.

 

 

 

 

Như vậy, với đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm đã nêu ở trên,  sau khi xem xét, cơ quan điều tra đã khởi tố  Ông Lê Văn Tùng, chủ cơ sở tịnh thất bồng lai về tội Loạn luân.

Vậy, ông Lê Văn tùng sẽ đối diện mức án phạt là như thế nào?

Như vậy, với tội danh Loạn luân, ông Lê Văn Tùng có thể phải đối diện với mức án cao nhất là 05 năm tù.